Giá heo hơi hôm nay 27/6: Chững giá sau nhịp điều chỉnh, thị trường dao động trong khoảng 67.000 – 73.000 đồng/kg

Giá heo hơi tạm chững tại cả ba miền trong sáng nay. Theo ghi nhận, thương lái trên cả nước đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 73.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Bắc

Khảo sát trong sáng 27/6 cho thấy thị trường heo hơi phía Bắc vẫn tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang, duy trì giao dịch từ 68.000 – 69.000 đồng/kg.

Cụ thể, mức 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Trong khi đó, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đang bán heo hơi  với giá 68.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

69.000

Yên Bái

68.000

Lào Cai

68.000

Hưng Yên

69.000

Nam Định

68.000

Thái Nguyên

69.000

Phú Thọ

69.000

Thái Bình

69.000

Hà Nam

68.000

Vĩnh Phúc

69.000

Hà Nội

69.000

Ninh Bình

68.000

Tuyên Quang

69.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. (Tổng hợp: Thảo Tiên).

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Sau nhịp điều chỉnh sáng 26/6, heo hơi tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên tạm chững giá trong sáng nay. Hiện tại, heo hơi tại đây đang được mua bán chênh lệch trong khoảng 67.000 – 71.000 đồng/kg.

Trong đó, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận là những tỉnh có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt 71.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, Bình Định đang giữ giao dịch tại mức 67.000 đồng/kg, thấp nhất cả nước.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

69.000

Nghệ An

69.000

Hà Tĩnh

68.000

Quảng Bình

69.000

Quảng Trị

68.000

Huế

68.000

Quảng Nam

68.000

Quảng Ngãi

68.000

Bình Định

67.000

Khánh Hoà

68.000

Lâm Đồng

71.000

Đắk Lắk

68.000

Ninh Thuận

71.000

Bình Thuận

71.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung – Tây Nguyên. (Tổng hợp: Thảo Tiên).

Tại khu vực miền Nam

Tương tự miền Trung, thị trường heo hơi phía Nam cũng đồng loạt lặng sóng trong sáng nay. Theo đó, heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 70.000 – 73.000 đồng/kg.

Hiện tại, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương duy nhất có giá heo hơi đạt 73.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Heo hơi tại các tỉnh, thành phố còn lại trong vùng duy trì giá bán từ 70.000 – 72.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

72.000

Đồng Nai

72.000

TP HCM

71.000

Bình Dương

71.000

Tây Ninh

71.000

Bà Rịa – Vũng Tàu

73.000

Long An

71.000

Đồng Tháp

70.000

An Giang

70.000

Vĩnh Long

70.000

Cần Thơ

71.000

Kiên Giang

71.000

Hậu Giang

71.000

Cà Mau

72.000

Tiền Giang

70.000

Bạc Liêu

71.000

Trà Vinh

70.000

Bến Tre

70.000

Sóc Trăng

71.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. (Tổng hợp: Thảo Tiên).

Nhìn chung, sau nhịp điều chỉnh sáng 26/6, giá heo hơi tạm chững tại cả ba miền trong sáng nay. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 – 73.000 đồng/kg.

Hoạt động chăn nuôi tại Bình Thuận chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm

Báo Bình Thuận đưa tin, hiện tại, toàn tỉnh Bình Thuận có đàn bò khoảng 188.000 con, tăng 2,7% so cùng kỳ, đặc biệt là các mô hình nuôi bò vỗ béo, bò lai chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, thời gian qua giá heo hơi cao, có lợi cho người chăn nuôi, đã tạo động lực để các doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất, hiện toàn tỉnh có tổng đàn heo 425.000 con, tăng 6,9% so cùng kỳ.

Đồng thời, hiện nay, xu hướng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ vào quản lý đàn gia cầm tiếp tục được đẩy mạnh với đàn gia cầm có 7,5 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi các loại 6 tháng đầu năm ước đạt 61.100 tấn/kế hoạch 115.000 tấn (đạt 53,1% kế hoạch, tăng 17,9% so cùng kỳ).

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận, thành quả đó là nhờ thời gian qua ngành tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi.

Đồng thời, ngành chức năng đã triển khai tiêm phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ước đạt gần 12.500 liều. Cùng với đó, kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh cho động vật trên cạn theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Trong đó tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, tụ huyết trùng trên trâu bò và bệnh dại trên chó, mèo.

Song song đó, ngành phối hợp với UBND các địa phương triển khai tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 5 ca bệnh dại trên chó tập trung tại TP Phan Thiết và một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường. Đơn cử trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tổ chức kiểm dịch trên 2,98 triệu con động vật các loại và kiểm soát giết mổ 40.450 con gia súc, gia cầm, cấp mới 8 giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (gồm 3 cơ sở chăn nuôi và 5 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống), tổ chức thẩm định, lấy mẫu giám sát định kỳ tại 13 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn gắn với hoạt động giết mổ, chế biến tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đồng thời triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện tiêm phòng, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, phấn đấu đưa sản lượng thịt hơi các loại năm 2025 đạt 115.000 tấn.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng; sử dụng chất cấm, chất kích thích không bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

Tỉnh Bình Thuận cũng sẽ triển khai xây dựng các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, khảo sát, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, thủy sản áp dụng và chứng nhận chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông, thủy sản gắn với thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Từ đó, góp phần đưa hoạt động chăn nuôi trên địa bàn chuyển biến tích cực, ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.