
So sánh heo thịt và heo nái là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các hộ chăn nuôi heo. Bởi mỗi loại đều sẽ yêu cầu phương pháp chăm sóc và vốn đầu tư khác nhau để từ đó có căn cứ quyết định nên nuôi heo thịt hay heo nái để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vậy heo thịt và heo nái có gì khác nhau? Cùng ASIAVET tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
So sánh heo thịt và heo nái
Heo thịt là heo được nuôi với mục đích chính là lấy thịt. Ở nước ta, heo thịt thông thường sẽ được nuôi đến tầm 5-6 tháng là đạt trọng lượng từ 95 – 105 kg. Đây là mốc thể trọng cho ra phẩm chất thịt ngon nhất. Sau giai đoạn này, hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ nên nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi.
Heo nái thường là các con lợn cái được nuôi với mục đích chính là sinh sản, sau đó mới làm thịt.

Nên chọn nuôi heo thịt hay heo nái để đạt hiệu quả chăn nuôi
Heo thịt và heo nái đều cho một hiệu quả kinh tế nhất định vậy nên việc so sánh heo thịt và heo nái sẽ chỉ giúp bà con có những thông tin cơ bản để đưa ra quyết định nên chọn giống heo nào. Và điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính của trang trại, tình hình kinh doanh giống heo đó tại địa phương cũng như một số yếu tố tự nhiên khách quan như khí hậu, địa hình, nguồn nước,…
Ngoài ra, phương pháp nuôi heo thịt và heo nái là khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật và quy trình chăn nuôi riêng biệt. Vậy nên để có thể so sánh heo thịt và heo nái một cách chi tiết trước khi đưa ra quyết định lựa chọn, bà con cần hoạch định rõ ràng một số đầu mục liên quan đến chi phí chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hoặc nguồn lực cần thiết,… để có cái nhìn rõ nét nhất về kế hoạch chăn nuôi trong tương lai.

Một số kinh nghiệm nuôi heo thịt
Trên thực tế, chăn nuôi heo thịt sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn heo nái nhờ chu kỳ sinh trưởng ngắn và nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, người chăn nuôi vẫn cần lưu ý một số điều về vốn đầu tư, cách lựa chọn con giống đạt chất lượng, cách chăm sóc, xây dựng chuồng trại, cho ăn,… để heo đạt được trong lượng lý tưởng như mong muốn.
Về vốn đầu tư
Heo nuôi lấy thịt thường có giá thành thấp hơn so với heo giống được nuôi với mục đích sinh sản. Vì vậy, cùng một quỹ đầu tư, bạn có thể mua được nhiều giống heo thịt hơn so với heo nái. Nếu bạn cần quay vòng vốn nhanh thì đây là một sự lựa chọn lý tưởng.
Cách chọn con giống
Nuôi heo thịt bạn cần xác định rõ giống heo cho năng suất cao hiện nay để chọn được con giống có sức khoẻ tốt, tỷ lệ tăng trưởng cao để cho ra phẩm chất thịt ngon. Cụ thể, bạn cần lưu ý về ngoại hình, cách di chuyển, dáng chân,… để xác định heo có khoẻ mạnh hay không.
Điều kiện chuồng trại
Heo thịt có chu kỳ sinh trưởng và xuất chuồng ngắn, không nuôi qua nhiều năm như heo nái nên điều kiện chuồng trại cần đáp ứng được điều kiện của thời tiết. Tuy không cần quá phức tạp và cầu kỳ như heo nái nhưng vẫn phải đảm bảo mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Ngoài ra, việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên cũng rất quan trọng để đảm bảo heo không bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy thường rất hay xuất hiện ở heo thịt.
Về hệ thống chuồng trại, các trang trại nuôi heo thịt bao giờ cũng có mật độ vật nuôi lớn hơn nhiều so với nuôi heo nái, nên hệ thống chuồng trại cần được tối ưu về diện tích, mái che, nền chuồng, hệ thống xử lý phân và nước thải, hệ thống cho ăn,… cũng cần phải đảm bảo đáp ứng đủ với quy mô chăn nuôi.

Kỹ thuật chăm sóc
So với heo nái, kỹ thuật chăm sóc heo thịt khá đơn giản. Thức ăn cho heo thịt cũng rất phong phú trên thị trường và không khó để lựa chọn, miễn bà con cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc thức ăn rõ ràng để đảm bảo heo không mắc các bệnh về tiêu hoá.
Về chế độ ăn, bà con cần cho heo thịt ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với 3 giai đoạn phát triển. Bà con có thể cho heo ăn theo nhu cầu và ghi chú lại chế độ dinh dưỡng, chỉ cần đảm bảo tỷ lệ thành phần dinh dưỡng đủ để heo tăng trọng theo đúng nhu cầu.

Tuy nhiên, một điều lưu ý với bà con đó là heo thịt khá dễ mắc bệnh trong thời kỳ sinh trưởng của mình, các loại bệnh xuất phát từ chế độ ăn, hạ tầng chuồng trại, môi trường sống,… rất dễ lây lan sang các con khác trong đàn vậy nên việc phòng tránh và kiểm soát tật là rất cần thiết để đảm bảo đàn luôn khoẻ mạnh.
Một số kinh nghiệm nuôi heo nái
Heo nái được nuôi với mục đích sinh sản nên cho hiệu quả kinh tế cao, một lần đầu tư thể mang lại giá trị lâu dài. Nuôi heo nái thích hợp với loại hình chăn nuôi đường dài, lâu ngày và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Về vốn đầu tư
Với đặc thù nuôi để đẻ nên con giống heo nái thường đắt đỏ hơn so với heo thịt. Nếu gia đình bạn có kế hoạch phát triển chăn nuôi lâu dài có thể lựa chọn nuôi heo nái. Hoặc cũng có thể kết hợp song song giữa mô hình nuôi heo nái và nuôi heo thịt, lúc đó heo nái có thể xem là nguồn tự cung cấp giống cho trang trại.
Cách chọn con giống
Heo nái có yêu cầu khá cao về giống ban đầu. Bạn cần có kiến thức và am hiểu rõ về con giống tiêu chuẩn mới có thể chọn được heo nái tốt. Heo nái tốt phải vừa có khả năng sinh sản đều đặn, nhiều con, vừa có khả năng chăm sóc con tốt.

Điều kiện chuồng trại
Heo nái cho hiệu quả kinh tế lâu dài và nuôi trong nhiều năm nên điều kiện chuồng trại cần được lưu tâm hơn rất nhiều so với heo thịt. Nếu gia đình bạn nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có thiên tai, bão lũ và không có biện pháp phòng tránh thì không nên nuôi heo nái.
Ngoài ra, cả heo thịt và heo nái đều cần có hệ thống chuồng trại đạt chuẩn nhằm tránh bệnh dịch ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của heo.
Kỹ thuật chăm sóc
Khác với heo thịt, heo nái yêu cầu cao hơn về kỹ thuật chăm sóc và cho ăn. Mọi yếu tố về dinh dưỡng, tốc độ phát triển, cân nặng của heo,… đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản và chất lượng heo con sau này.
Vậy nên, bạn cần đảm bảo heo nái được cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn dinh dưỡng theo từng giai đoạn hậu bị, mang thai và cho con bú:
- Đối với heo nái hậu bị: Trước khi phối giống lần đầu 10 đến 14 ngày nên cho heo ăn tăng thêm 3kg thức ăn/con nhằm đảm bảo số trứng rụng nhiều.
- Đối với heo đang mang thai: Trong giai đoạn 90 ngày đầu tiên cho ăn 2kg/ngày. Từ ngày thứ 91 đến ngày 110 cho ăn tăng lên 2,2 – 2,4kg. Trước ngày sinh khoảng 1 tuần cho heo ăn giảm đi, lượng thức ăn khoảng 1-1,5kg/ngày, tránh ăn quá no thai bị chèn ép và heo nái có thể bị viêm vú.
- Đối với heo đang nuôi con bằng sữa mẹ: Cho heo ăn cháo sau ngày sinh đầu tiên, nếu cho thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp thì nên ăn ít để tránh viêm vú. Giai đoạn này bà con nên cho heo ăn tự do theo nhu cầu, tỉ lệ và thành phần thức ăn giống thời kỳ hậu bị. Đặc biệt, bổ sung thêm vitamin, khoáng và canxi để heo con bú sữa khỏe mạnh, không thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi.
Về phòng bệnh dịch, cả heo thịt và heo nái đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, ở heo nái bệnh dịch có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh sản sau này nên các trang trại cần đảm bảo biện pháp phòng chống và kiểm soát tối đa vấn đề này.

So sánh heo thịt và heo nái để nắm được những thông tin cơ bản về 2 loại heo cũng như phương pháp chăn nuôi phù hợp sẽ là “chìa khóa” giúp bà con thành công và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Hy vọng qua bài viết này của ASIAVET, bà con sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn nuôi heo thịt hay heo nái phù hợp.